Khi nói đến rạn san hô, bạn có thể nghĩ nó giống như một tảng đá vậy, nhưng một rạn san hô thực sự lại là một cấu trúc sống. Các rạn san hô được tạo thành từ nhiều loài động-thực vật khác nhau (được gọi là tảo). San hô thực chất là những động vật nhỏ tồn tại dưới dạng các thể po-lip nhỏ, thuộc cùng nhóm với hải quỳ và sứa biển. Chính hàng nghìn khối po-lip này đã cùng sống và làm việc với nhau để tạo nên rạn san hô.
Rạn san hô là một nơi rực rỡ màu sắc. Từng đàn cá đủ màu lao vào ăn các po-lip san hô, tảo và các động vật không xương sống khác. Bạn sẽ kinh ngạc với các gam màu sống động và hình dạng đặc biệt của bọt biển, hải quỳ và san hô ở đây. Những khác biệt về màu sắc này được tạo ra do san hô sinh trưởng tại các rạn san hô có một mối quan hệ tương hỗ rất độc đáo với tảo đơn bào (thực vật biển) sống trong mô của chúng. Loại tảo này, được gọi là zooxanthellae, không chỉ mang lại sắc màu tuyệt đẹp cho san hô mà còn giúp chúng xây dựng rạn san hô. Các mối quan hệ cộng sinh và tương hỗ như thế này rất phổ biến trên rạn san hô.
Các rạn san hô có các nhu cầu cụ thể để phát triển và tồn tại. Do đó, chúng chỉ được tìm thấy ở một số khu vực nhất định trên thế giới, như khu vực gần đường xích đạo nơi nước trong, ấm và nông. Nước trong là một yếu tố rất quan trọng vì cũng giống như thực vật, các động vật zooxanthellae phải nhận đủ ánh sáng để quá trình quang hợp diễn ra.
Rạn san hô cũng là một hệ sinh thái. Nó là bề mặt trú ngụ cho tảo, thực vật biển và các động vật khác cũng như gắn kết rạn san hô với nhau. Rạn san hô cũng cung cấp các khe, hốc và là nơi ẩn náu cho các loài động vật sống trong và trên rạn san hô. Hàng ngàn động thực vật biển được hỗ trợ bởi rạn san hô. Chúng ẩn náu, săn mồi, kiếm ăn và sinh sản bằng cách sử dụng các tài nguyên từ rạn san hô.
Tất cả các loài động vật khác nhau sống cùng trên một rạn san hô làm cho nó trở thành một hệ thống đa dạng sinh học đặc biệt. Đó là lý do tại sao đôi khi, rạn san hô còn được gọi là “rừng nhiệt đới của biển cả”.
Rạn San Hô_Coral Reef (1)
Rạn San Hô_Coral Reef (2)